Ổ cứng SSD một giải pháp thông minh nhằm thay thế cho ổ cứng truyền thống HDD, việc sử dụng ổ cứng SSD giúp cho người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời về tốc độ đọc ghi dữ liệu với các chip flash, độ bền sản phẩm được đảm bảo. Ngay nay giá thành ổ cứng SSD ngày càng được hạ thấp nhằm đáp ứng được nhu cầu từ đông đảo phía người dùng. Hãy cùng hiểu sâu vè các hãng chip nhớ phát triển QLC dung lượng lớn hiện nay.
1. Bộ nhớ NAND Flash
Bộ nhớ NAND Flash đang là sự lựa chọn hàng đầu sử dụng trong các thiết bị điện tử di động tiêu dùng. NAND flash tính đến nay được chia làm 4 loại cơ bản gồm: SLC (single-level cell hay 1-bit-per-cell NAND Flash memory), MLC (multi-level cell hay 2-bit-per-cell NAND Flash memory), TLC(triple-level cell hay 3-bit-per-cell NAND Flash memory) và mới nhất là QLC(Quad Level Cell).
- Bộ nhớ NAND Flash SLC và MLC về cơ bản là giống nhau trong thiết kế, các sản phẩm sử dụng công nghệ MLC có giá thành rẻ hơn và có mật độ lưu trữ dữ liệu lớn hơn. MLC Flash thích hợp trong việc sử dụng các thiết bị dị động, vốn có giá thành dễ chịu hơn và dung lượng cao hơn.
- SLC Flash có hiệu năng đọc ghi ấn tượng hơn, độ tin cậy cao hơn cũng như dải nhiệt độ hoạt động tốt cao hơn các thiết bị MLC Flash và giá thành cũng cao hơn. SLC Flash thích hợp ứng dụng hơn trong các hệ thống nhúng (embedded system) chuyên dành cho hệ thống tích hợp cả phần cứng và phần mềm phục vụ các bài toán chuyên dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tự động hoá điều khiển và truyền tin.
- TLC (triple-level cell hay 3-bit-per-cell NAND Flash memory) sự phát triển của công nghệ này giúp cho SSD có cell lưu trữ dung lượng bộ nhớ lên đến 3bit/đơn mật độ cao hơn so với MLC đang hiện hành. Đây cũng được xem là lý do khiến cho TLC đôi khi được gọi tên là loại MLC 3-bit. Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm SSD TLC cũng thấp hơn nhiều so với 2 chuẩn đi trước. Điều đó giúp cho TLC đang sở thành lựa chọn mới sáng giá nhất cho nhóm sản phẩm phổ thông dành cho thị trường đại trà.
- QLC (Quad Level Cell) là công nghệ cao nhất được ứng dụng trong sản xuất ổ cứng SSD hiện nay. QLC được xem là thế hệ bộ nhớ flash tiếp theo sau TLC. Do đó nó đều có những cải tiến nhất định như việc lưu được 4 bít dữ liệu hay 16 trạng thái điện áp trên một cell nhớ, dung lượng của QLC tăng khoảng 33% so với TLC với 3 bit dữ liệu/cell nhớ. Nhưng đổi lại QLC cho độ bền không cao đạt 1000 chu kỳ ghi/xóa và tốc độ cũng không đạt bằng TLC. QLC còn có lợi thế đó là giúp cho các dòng ổ cứng SSD phổ thông dễ dàng đạt tới dung lượng 1TB thậm chí còn cao hơn quan trọng hơn cả là giá cả sản phẩm không đội lên nhiều. Do vậy hãng loạt các hãng tên tuổi đã sẵn sàng cho việc sản xuất ổ cứng SSD chuẩn QLC mới này như:
Đầu tiên phải kể đến thương hiệu Samsung Electronics mới đây đã tung ra thị trường dòng ổ cứng SSD với công nghệ NAND 3D QLC. Tiếp theo là hai thương hiệu lớn là Micron Technology và Intel cũng đang hợp tác để phát triển công nghệ tương tự nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người dung.
Tiếp đến hãng Toshiba, từ giữa năm 2018 cũng đã hé lộ sẽ phát triển thiết bị ổ cứng SSD chuẩn QLC 3D để chạy đua với các thương hiệu trước đó.
Thương hiệu SK Hynix mới đây cũng đã công bố ý tưởng chip NAND 4 chiều và đã tung ra sản phẩm trong quý IV năm 2018. Còn đối với các dòng sản phẩm NAND QLC 4D đang được thương hiệu phát triển và sẽ tung ra thị trường mẫu sản phẩm mới vào năm 2019.
Hàng loạt các thương hiệu tên tuổi đã và đang đầu tư vào phát triển bộ nhớ NAND Flash QLC. Hứa hẹn trên thị trường trong thời gian tới sẽ được sử dụng hàng loạt các mẫu ổ cứng SSD chuẩn QLC dung lượng lớn tốc độ nhanh nhắm đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Các thương hiệu lớn cũng đưa ra cam kết sẽ tối tưu tốt nhất các sản phẩm mới nhằm đem đến mẫu ổ cứng SSD hoạt động với tốc độ nhanh nhất tốt nhất và giá thành hợp lý đến cho người dùng.