Những năm gần đây, có rất nhiều sản phẩm được tích hợp công nghệ AR. Thế nhưng, thuật ngữ này vẫn còn rất xa lạ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong bài viết này, LagiHitech sẽ giúp bạn làm rõ công nghệ AR là gì và những thông tin liên quan đến nó.
AR là gì?
AR là viết tắt của cụm từ Augmented reality, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Thực tế tăng cường. Đây là một phiên bản nâng cao của thế giới thực được xây dựng thông qua các yếu tố hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh. Cơ chế hoạt động của AR còn bị ảnh hưởng với những vật thể thực tế ở bên ngoài đời sống.
Tóm lại, AR là một công nghệ được sản xuất ra với mục đích cho phép người dùng có thể tương tác với những thông tin ảo dựa trên thế giới thực (hoặc ngược lại).
VR là gì?
Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng, VR (Virtual Reality – Thực tế ảo) là một công nghệ giúp bạn có thể nhìn thấy các thành phần được ảo hóa được tạo ra từ ứng dụng/thiết bị và điều quan trọng nhất là: CHÚNG KHÔNG HỀ CÓ THỰC.
Những gì mà bạn nhìn thấy khi sử dụng VR chỉ là những hình ảnh hư ảo được tạo ra từ thiết bị và bạn không có cách nào có thể tương tác trực tiếp với nó.
Nói chung, các thiết bị VR được tạo ra nhằm giúp bạn có thể nhìn thấy được rất nhiều nơi trên thế giới hoặc những cảnh tượng tuyệt vời mà chỉ có thể xuất hiện trong game. Tất nhiên, những chi tiết này hoàn toàn là ảo và bạn sẽ không có cách nào để tương tác trực tiếp với nó.
AR có gì khác so với VR?
Từ sự khác biệt của 2 thiết bị này, con người sẽ sử dụng chúng trong những trường hợp khác nhau. Dưới đây là những ví dụ thực tế để bạn có thể nhanh chóng phân biệt được 2 nền tảng này chính xác nhất.
Theo như những thông tin mà mình tìm hiểu trên Internet thì công nghệ VR chủ yếu được sử dụng để xây dựng và phát triển các sản phẩm phục vụ mục đích giải trí của con người, chẳng hạn như game.
Lấy ví dụ: Bạn có thể sử dụng một chiếc kính thực tế ảo VR như thiết bị kính thực tế ảo Oculus Quest 2 để cho khách hàng nhìn thấy những chi tiết họ muốn trong một chiếc xe ô tô mà họ đang có nhu cầu đặt mua từ bạn.
Còn đối với các thiết bị công nghệ AR, chính vì bạn có thể tương tác trực tiếp với những gì mình thấy thông qua thế giới thực, cho nên nó sẽ giúp con người có thể hiểu rõ và tìm hiểu kỹ hơn những gì mà mắt mình đang nhìn thấy.
Lấy ví dụ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến tựa game Pokemon Go được ra mắt vào năm 2016 chứ. Đây chính là một tựa game dựa trên nền tảng AR. Tất cả mọi người đều tham gia vào một trò chơi ảo, nhưng bản đồ trong game lại được xây dựng dựa trên những địa điểm có thực ngoài đời sống thực tế.
Trên đây là bài viết giải thích AR là gì? VR là gì? Cũng như giới thiệu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 nền tảng công nghệ này. Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành cùng LagiHitech.vn.